Theo
một nghiên cứu của tổ chức WHO, có tới 70% nữ giới và 35% nam giới trên toàn cầu
mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch. Vậy suy giãn tĩnh mạch là gì? Triệu
chứng nguyên nhân và dấu hiệu của căn bệnh ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu
qua bài viết sau đây nhé!
1.
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng máu
không hoàn toàn trở về tim mà bị ứ đọng ở một vị trí nào đó do nhiều nguyên
nhân. Lúc này, máu có thể bị ứ đọng lại hoặc chảy ngược lại so với vòng tuần
hoàn, gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch dẫn đến căng giãn.
2.
Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch là gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra do
các tĩnh mạch bị thoái hóa khiến cho máu không thể lưu thông và bị ứ đọng lại.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là do:
● Quá trình lão hóa do tuổi
tác làm giảm chức năng của các tĩnh mạch. Vì thế, bệnh thường xảy ra ở người lớn
tuổi, đặc biệt là với những người trong độ tuổi từ 45 – 50.
● Do tư thế sinh hoạt hay làm
việc trong một tư thế trong thời gian dài như ngồi một chỗ, ít vận động… khiến
áp lực ở các tĩnh mạch bị tăng lên. Những đối tượng như nhân viên văn phòng,
giáo viên, bác sĩ… thường có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch vì phải đứng hoặc ngồi
lâu. Đặc biệt là những phụ nữ hay mặc tất bó và ngồi vắt chéo chân.
● Mang thai: Với những chị em đang
mang thai hay từng sinh nở nhiều lần thì khả năng mắc chứng giãn tĩnh mạch chân
là rất cao.
● Các nguyên nhân khác như thừa
cân - béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước cũng là một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến bệnh này.
Với những nguyên nhân của bệnh suy giãn
tĩnh mạch trên đây sẽ giúp các bạn nhận biết và tránh các yếu tố gây ra bệnh tốt
hơn.
Suy
giãn tĩnh mạch có thể gặp phải do tuổi tác
3.
Những triệu chứng và dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch
Trong những giai đoạn đầu, triệu chứng
và dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch không đáng kể và thường hay bị nhầm lẫn với
các bệnh khác. Tuy nhiên, bạn có thể chú ý đến những biểu hiện sau đây để phát
hiện sớm chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn
đầu: thường không có triệu chứng rõ ràng mà rất
mờ nhạt, thoáng qua khiến người bệnh trở nên chủ quan, khó phát hiện như: Nặng
chân, đau chân, chân bị phù nhẹ khi đứng hoặc ngồi lâu, chuột rút và có cảm
giác như kiến bò trong chân vào buổi tối…
- Giai đoạn tiến triển:
Triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch thường sẽ nặng hơn, gây phù nề ở mắt cá, mu
bàn chân. Vùng mặt sau gối, đùi, bắp chân xuất hiện các vết chàm da, da bị thay
đổi màu sắc do máu ứ đọng ở tĩnh mạch lâu ngày dẫn đến rối loạn biến dưỡng. Nếu
bệnh nhẹ sẽ thấy rõ các tĩnh mạch màu xanh tím ẩn dưới da.
Suy
giãn tĩnh mạch có thể gây lở loét chân
- Giai đoạn nặng: Các
tĩnh mạch bị suy giãn trương phồng lên gây cảm giác đau nhức chân, tê chân rất
khó chịu. Các tĩnh mạch này thường xuất hiện thành búi lớn, trong rất đáng sợ.
- Biểu hiện loét da:
Lúc đầu những vết loét ở chân có thể lành nhưng sau đó bệnh vẫn tiếp tục tiển
triển nặng hơn. Đến khi các vết loét không tự lành mà còn dẫn đến nguy cơ nhiễm
trùng khiến việc hỗ trợ điều trị trở nên rất phức tạp.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét