ads 728x90

Mách mẹ cách chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm

chăm sóc bé

Trời nồm khiến không khí ẩm ướt đễ gây nhiều dịch bệnh đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý chăm sóc trẻ trong những ngày trời nồm này.
Để các mầm bệnh tránh xa con em mình, các mẹ nên lưu ý những cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm sau đây:
Rửa tay thường xuyên cho trẻ
Cần hạn chế sự tiếp xúc với người nhà khi trong nhà có người bị cảm, ho, hắt hơi, sổ mũi,...và không để trẻ lây bệnh cho người nhà (nếu trẻ bị ốm). Nên hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người, nếu cho trẻ ra đường, hãy nhớ giữ ấm cho trẻ, dùng khẩu trang cẩn thận. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ đồng thời tăng cường nước uống cần thiết.
Kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên
Ngoài ra, bố mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ xem có bị vã mồ hôi lưng hay lạnh không để điều chỉnh mặc quần áo cho thích hợp. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh khi thấy trẻ lên cơn hen thông thường… vì thuốc kháng sinh càng khiến trẻ bị bệnh nặng hơn.


Không nên đưa trẻ ra ngoài trời
Do trời nồm, người lớn thường có cảm giác nóng bức ngay từ buổi sáng nên nghĩ rằng trời ấm có thể cho trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, thực tế ngoài trời vẫn se lạnh, có nhiều mây mù, ẩm ướt rất khó chịu. Buổi trưa khi nắng lên trẻ cũng dễ bị mệt.
Do đó, trong những ngày này, tốt nhất là không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều, vì ngoài đường không khí ẩm ướt, bụi bặm càng khiến trẻ dễ bị tái phát cơn hen, mắc các bệnh về đường hô hấp. Không để trẻ nhỏ đi chân đất trên nền nhà ẩm ướt, mặc quần áo ẩm…
Dùng điều hòa, máy hút ẩm
Trong những ngày trời nồm, bạn có thể dùng điều hòa, máy hút ẩm, máy sưởi để làm bớt ẩm. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì dùng máy hút ẩm là tốt nhất bởi dùng máy hút ẩm thì nhiệt độ trong nhà không đổi so với nhiệt độ ngoài trời, nền nhiệt vì thế không chênh lệch nhiều.
Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên mở toang cửa cả ngày trong điều kiện trời nồm vì càng mở cửa, gió càng lùa vào mang theo hơi nước khiến nhà thêm ẩm ướt. Theo đó, chỉ nên mở cửa vài tiếng (không mở vào lúc sáng sớm và buổi tối để tránh bị nhiễm lạnh) cho không khí mới vào rồi đóng cửa lại và dùng may hut am gia dinh.
Loại bỏ nấm mốc
Nấm mốc do nồm ẩm ngoài những vết rêu mốc trên tường, sân nhà... còn là các vi nấm lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu... mà mắt thường không thấy. Nếu không biết làm giảm độ ẩm trong nhà, sớm dọn sạch đồ vật bị nấm mốc thì những người trong nhà rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt, với người bị bệnh hen suyễn rất dễ bị lên cơn nếu dị ứng với bụi nhà.
Với những ngôi nhà được xây dựng lâu năm, tường nhà ẩm ướt kéo dài thì nên sử dụng chất tẩy Cloramin để làm giảm nguy cơ sinh nấm mốc. Một cách khác là xông khói quả bồ kết để phòng tránh nấm mốc quay trở lại.
Vệ sinh đồ dùng hằng ngày sạch sẽ
Với những đồ dùng mà trẻ thường sử dụng, cần làm vệ sinh thường xuyên, phơi, sấy khô quần áo, khăn mặt. Ban đêm độ ẩm tăng cao, trong phòng ngủ của trẻ nên có máy hút ẩm hoặc điều hòa 2 chiều.
Thường xuyên giặt giũ và phơi phóng khô ráo
Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng may hut am, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn. Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình.
Cho con mặc phù hợp thời tiết
Nền nhiệt độ nồm ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp, vì vậy, các bà mẹ có con cơ địa dị ứng với thời tiết hết sức chú ý phòng tránh. Cho con đi học cần tính toán sao cho buổi sáng mặc ấm, tới trưa mặc mát để tránh bị đổ mồ hôi, thấm ngược làm trẻ cảm lạnh.
Tốt nhất là mặc một áo cotton bên trong, ngoài khoác áo rét. Dặn trẻ khi nóng chỉ phải cởi áo khoác để mồ hôi không làm ướt lưng. Ban đêm, cả trẻ bé và trẻ lớn hay bị ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô, nếu ra mồ hôi chỉ cần rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào là trẻ sẽ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để nâng cao sức đề kháng của trẻ sơ sinh, các bà mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt bởi đó là cách hữu hiệu giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng. Hàng ngày nên tắm, gội cho bé đúng cách để bé thoải mái, dễ chịu và có giấc ngủ ngon.
Có thể vệ sinh tai, mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý Nacl 0,9%. Chăn, ga, gối của trẻ cần thường xuyên thay giặt, phơi ở nơi thoáng gió, có ánh sáng tự nhiên hoặc phải được sấy khô. Đặc biệt khăn mặt, khăn tắm, quần áo, tã lót phải được giặt sạch, phơi khô và nên là kỹ trước khi sử dụng nhằm loại bỏ những dị nguyên gây bệnh. Các mẹ nên chọn cho bé sơ sinh quần áo chất liệu cotton mềm mại, dễ chịu, thấm hút tốt.
Đưa trẻ đi khám
Khi thấy các biểu hiện của bệnh ở trẻ nhỏ như ho, sốt,…cần đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Nên cho trẻ ở nhà nếu trẻ ốm để tránh lây nhiễm và lây nhiễm chéo cho các bạn xung quanh bởi môi trường trời ẩm là môi trường thuận lợi cho sự phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp.
Cần chú ý hơn đối với các trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Bởi sự biểu hiện của bệnh ở lứa tuổi này khôn phải khi nào cũng rõ rệt như lứa tuổi lớn hơn.
Bên cạnh đó cần chú trọng việc vệ sinh nhà cửa, tránh ẩm ướt và giữ cho trẻ luôn ở mức thân nhiệt ổn định nhất.

About Phạm Thu Hương

Cung cấp, chia sẻ những thông tin về sức khỏe, bác sĩ, bệnh học giúp bạn bảo vệ gia đình mình.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét